Lịch sử văn hóa Giấc_mơ_sáng_suốt

Mặc dù chỉ mới được công chúng biết đến trong vài thập kỷ qua, nhưng giấc mơ sáng suốt không phải là một khám phá hiện đại. Một bức thư được viết bởi thánh Augustine thành Hippo vào năm 415 nhắc đến giấc mơ sáng suốt. Vào thế kỷ thứ 8, những Phật tử Tây Tạng và Bonpo đã tập luyện một hình thức của Mộng Du Già (Dream Yoga) để duy trì trọn vẹn nhận thức khi thức trong khi đang ở trong trạng thái mơ. Phương pháp này đã được thảo luận rộng rãi và giải thích trong quyển "Mộng Du Già và sự thực hành Ánh sáng Tự nhiên". Một trong những thông điệp quan trọng của quyển sách là sự khác biệt của Thiền định Đại viên mãn của nhận thức và Mộng Du Già. Thiền định "Nhận thức Đại viên mãn" cũng đã được gọi bởi thuật ngữ như "Tánh giác bất nhị" (Rigpa), Quán tưởng (Contemplation), và Sự hiện diện (Presence). Nhận thức trong suốt việc ngủ và những trạng thái mơ thì có liên hệ với sự luyện tập Đại viên mãn của ánh sáng tự nhiên. Sự luyện tập này chỉ đạt được giấc mơ sáng suốt như là một hiệu quả thứ cấp - trái ngược với Mộng Du Già, là điều tập trung chính yếu vào giấc mơ sáng suốt. Theo các nhà sư, những trải nghiệm về tính sáng suốt giúp chúng ta ngộ ra "tướng vô tánh" (the unreality of pheomena), mặt khác là điều sẽ bị lấn át suốt giấc mơ hoặc trải nghiệm cái chết.

Một người mơ giấc mơ sáng suốt được ghi nhận sớm nhất là nhà triết học và bác sĩ Sir Thomas Browne (1605–1682). Browne đã bị mê mẩn bởi thế giới của các giấc mơ và đã mô tả khả năng của ông trong quyển Religio Medici: "...yet in one dream I can compose a whole Comedy, behold the action, apprehend the jests and laugh my self awake at the conceits thereof". Tương tự, Samuel Pepys trong nhật ký của ông vào ngày 15 tháng 8 năm 1665 ghi nhận một giấc mơ "mà trong đó tôi ôm quý cô Castlemayne trong vòng tay và thú nhận tất cả sự suồng sã tôi đã thèm khát với cô ấy, và rồi tôi mơ rằng điều này không thể là tỉnh được, nhưng nó không chỉ là một giấc mơ". Marquis d'Hervey de Saint-Denys đã chứng tỏ rằng một người có thể học cách để mơ một cách có ý thức. Vào năm 1867, ông ấy xuất bản quyển "Les Rêves et les moyens de les diriger; observations pratiques" ("Những giấc mơ và cách để dẫn dắt chúng; những sự theo dõi thực tế"), trong đó ông đã đưa ra những tài liệu của hơn 20 năm nghiên cứu của ông về những giấc mơ.

Thuật ngữ mơ giấc mơ sáng suốt được đặt ra bởi tác giả và bác sĩ tâm thần người Hà Lan Frederik van Eeden trong bài báo vào năm 1913 của ông "Một nghiên cứu về những giấc mơ". Bài báo này bị xem là mang tính giai thoại cao và không được chấp nhận trong cộng đồng khoa học. Some consider this a misnomer because it means much more than just "clear or vivid" dreaming. Thuật ngữ giấc mơ tỉnh táo tránh sự nhầm lẫn này. Tuy nhiên, thuật ngữ sáng suốt lại được sử dụng bởi van Eeden trong ý nghĩa của nó của "có được sự thấu suốt" ("having insight"),

Liên quan